Những điều cần biết về bệnh cước

Bệnh cước là loại bệnh ám ảnh nhiều người mỗi khi mùa đông tới bởi các triệu chứng khó chịu mà nó mang lại. Khi thấy tay, chân sưng đỏ, ngứa và rất đau đó chính là biểu hiện của bệnh cước đấy nhé.

Bệnh cước là gì?

Đây là một bệnh cơ địa về da hay còn gọi là dị ứng da tại chỗ do thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, trời lạnh buốt khiến các mạch máu ngoại dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, vùng da ở vùng cần nuôi dưỡng bị thiếu oxi. Lúc này nếu bạn làm ấm đột ngột sẽ khiến các mạch máu bị vỡ dẫn tới tình trạng các ngón tay, ngón chân thường có biểu hiện sưng đỏ, ngứa và đau, rất khó chịu. Bạn còn có thể thấy cả biểu hiện ở mũi và tai.

Người có tuần hoàn máu kém cũng rất hay bị phát cước. Khi tay chân bạn lạnh ngay cả khi thời tiết đang ấm áp là biểu hiện của tuần hoàn máu kém, dẫn đến tình trạng vùng xa tim nhất không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Điều này làm cơ thể dễ bị tác động do thời tiết, nhiệt độ càng lạnh khả năng bị phát cước càng cao.

Nguyên nhân gây bệnh cước

Khi có sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh cơ thể chúng ta không được giữ ấm cẩn thận như đi tất, sử dụng vớ, … tại một số vị trí đặc biệt là các vị trí tại ngón tay, ngón chân thì các mạch máu ngoại vi dưới da tại những vị trí này bị co lại, làm cho máu sẽ trở nên lưu thông chậm đến các bộ phận khác nằm cách xa tim như chân, tay. Sau cùng dẫn đến gây lạnh tay chân, dẫn đến tổn thương mô. Khi lại được làm ấm đột ngột thì các mạch máu tại đây có thể bị vỡ dẫn đến hiện tượng đau nhức, phù nề từ đó hình thành nên chứng cước chân tay.

nguyen nhan gay benh cuoc
Tuần hoàn máu kém là nguyên nhân chính gây bệnh cước

Nguyên nhân khác khiến chúng ta bị cước chân tay đó chính là sự tuần hoàn máu kém, điều này hình thành nên chứng cước dù là ở trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ấm áp. Sự tuần hoàn máu kém sẽ khiến các vùng ở xa tim là tay, chân không được cung cấp lượng máu cần thiết, dẫn tới dễ bị tác động bởi nhiệt độ hình thành nên bệnh.

Triệu chứng của bệnh cước

Khi bị cước người bệnh có thể quan sát thấy những triệu chứng như:

– Bạn thấy đầu ngón tay, ngón chân sưng đỏ, da ngứa như bị kim châm, đau và phồng rộp, có khi tê buốt không cảm giác gì, khi bóp mạnh cũng không có cảm giác.

– Chỗ bị cước nóng rát, sưng, da chuyển từ đỏ sang xanh đậm.

– Trong trường hợp nặng có thể mưng mủ, bong tróc, loét.

– Khi bị cước mà là da bị hoại tử: lúc này toàn bộ lớp da bị tổn thương, nghiêm trọng hơn là các bắp thịt, nặng hơn là hoại tử tay chân.

Với trường hợp này thường từ 3-5 ngày cước sẽ xuất hiện bị mụn nước, màu vùng da bị cước sẽ chuyển sang màu tím sẫm, xung quanh sưng đau. Khi đến 7 ngày thì vùng bị cước không cảm thấy đau xuất hiện hoại tử khô. Từ 2-3 tuần sau mô hoại tử tổn thương do bị cước và mô bình thường phân ly. Lúc này nếu bị cảm nhiễm độc có thể chuyển sang hoại tử ướt, bệnh nhân toàn thân bị sốt và sợ lạnh.

Trường hợp nặng hơn nếu bị cước toàn thân, ban đầu sẽ thấy lạnh rùng mình, đờ người, mất sức dẫn đến buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Bệnh cước ở mức độ nhẹ có thể được khắc phục chỉ bằng cách giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất. Mỗi buổi tối, nên ngâm chân chừng 20 phút trong nước ấm, cảm giác khó chịu sẽ dịu đi rất nhiều. Sau khi ngâm, xoa bóp và rửa sạch chân, cần lau thật khô rồi mới đi tất. 

Trong nhà, nên đi loại dép giữ ấm, khi ra ngoài cần đi giày kín. Không nên dùng nước lạnh khi rửa tay chân hay làm các việc tiếp xúc với nước. 

Trường hợp cước nặng, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm ngứa, chống phù nề, tránh gãi gây viêm loét.

dieu tri benh cuoc
Phương pháp điều trị bệnh cước

 Ngoài ra, để hạn chế sự phát triển bệnh da trong trời rét, các chuyên gia khuyến cáo:

– Hạn chế tối đa việc gãi. Nếu thấy không chịu được, cần đi khám để bác sĩ cho thuốc giảm triệu chứng này.

– Mặc kín và đủ ấm (với những người bị mề đay, điều này càng quan trọng). Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, bố. Tránh mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ. 

– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và hạn chế chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá).

– Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà… Khi tắm và rửa tay, tốt nhất là dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa.

– Tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.  

– Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bạn bị dị ứng.

Theo chúng tôi, cách tốt nhất là bạn nên đi khám để nếu có thể thì các bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ được yếu tố gây khó chịu khi trời lạnh này đối với bạn.

Chi phí điều trị bệnh cước

Cũng tương tự như một số bệnh da liễu khác, chi phí điều trị bệnh cước ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

Mức độ bệnh cước:

Sau khi tiến hành thăm khám và có kết quả cụ thể về mức độ bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và từ đó mới rõ chi phí là bao nhiêu.

Cơ sở y tế tiến hành điều trị:

Nếu lựa chọn cơ sở y tế có đầu tư nhiều về trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao thì quá trình điều trị cước sẽ có hiệu quả tốt hơn. Đương nhiên mức phí sẽ nhỉnh hơn so với những địa chỉ không đảm bảo chất lượng.

Phương pháp điều trị:

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh cước khác nhau và mỗi phương pháp sẽ mang lại hiệu quả điều trị khác nhau. Cũng vì thế mà chi phí điều trị cũng khác nhau.

Bệnh cước ở mức độ nhẹ có thể áp dụng cách điều trị như dân gian thường làm đó là ngâm chân bằng nước ấm với gừng và muối để tăng cường tuần hoàn máu, giảm biểu hiện bệnh cước. Nếu nặng hơn thì tốt nhất người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. 

IMG 3000
Chi phí điều trị bệnh cước hợp lý tại phòng khám đa khoa Bắc Việt

Điều trị bệnh cước ở đâu uy tín?

Cước tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng những ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể và sinh hoạt là không hề nhỏ. Vì thế, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của cước người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp người bệnh tìm được một cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám:

Nên đến cơ sở chuyên khoa:

Người bệnh nên lựa chọn một cơ sở điều trị chuyên khoa chính quy, được cấp phép hoạt động, như vậy mới có thể yên tâm để khám và điều trị cước.

Đội ngũ y bác sĩ giỏi:

Đội ngũ y bác sĩ chính là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng khám và điều trị bệnh của một cơ sở y tế.

Cơ sở vật chất đầy đủ:

Nên lựa chọn cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị máy móc đầy đủ, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của mọi bệnh nhân.

Phòng khám đa khoa Bắc Việt là địa chỉ khám và điều trị bệnh cước ở Hà Nội được đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Không chỉ đáp ứng được những tiêu chí ở trên, phòng khám còn có chế độ thăm khám vô cùng tiện lợi cho bệnh nhân như đặt lịch hẹn khám qua mạng, không cần xếp hàng chờ đợi. Bệnh nhân có thể đến khám tất cả các ngày trong tuần tùy theo sắp xếp thời gian của bản thân, chế độ khám 1 bác sỹ : 1 bệnh nhân nâng cao hiệu quả điều trị.

MỤC LỤC
Scroll to Top