Đặc điểm và hình ảnh nhận biết bệnh tổ đỉa ở chân.

Tổ đỉa là một dạng tổn thương da gây ra các mụn nước nhỏ, ngứa dữ dội thường xảy ra ở tay và chân. Tổ đỉa ở chân có thể kéo dài đến 3 tuần và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng phân tích và tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh tổ đỉa ở chân để có giải pháp xử trí hiệu quả bạn nhé.

Đặc điểm và hình ảnh nhận biết bệnh tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa ở chân thường bắt đầu bằng việc ngứa dữ dội kèm cảm giác nóng rát ở các ngón chân và lòng bàn chân. Sau đó da sẽ xuất hiện những mụn nước li ti, có chứa dịch lỏng hoặc nước. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể khá lớn và lây lan ra mu bàn chân.

222
Triệu chứng và hình ảnh bệnh tổ đỉa ở chân

Đôi khi các mụn nước có thể bị vỡ ra và gây nhiễm trùng da. Dấu hiệu nhiễm trùng có thể bao gồm các nốt mụn nước trở nên rất đau, chảy mủ và bị bao phủ bởi một lớp vảy màu vàng nhạt.

Thông thường, bệnh tổ đỉa có xu hướng khỏi sau 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, tổ đỉa ở chân có thể cần nhiều thời gian hơn để điều trị. Bởi vì việc di chuyển đặt áp lực khá lớn lên chân và lòng bàn chân. Nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc, dưỡng ẩm da chân có thể bị khô, nứt nẻ và bong tróc gây khó khăn cho công tác điều trị.

Nguyên nhân gây tổ đỉa ở chân

Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, tổ đỉa ở chân có thể liên quan đến các tác nhân sau:

– Nhiễm nấm da: Điều này thường dễ xảy ra ở giữa các ngón chân (hoặc ngón tay). Nấm da cần được điều trị để tránh lây lan và biến chứng.

– Phản ứng dị ứng: Khi người bệnh chạm vào một số tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là Niken, chất tẩy rửa, hóa chất gia dụng, xà phòng, dầu gội,… có thể dẫn đến kích ứng và gây ra các bệnh viêm da, bao gồm tổ đỉa.

– Căng thẳng, stress, áp lực công việc: Mặc dù không có thông tin chính xác về việc căng thẳng có thể gây ra tổ đỉa. Tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh gặp các vấn đề về cảm xúc, tâm lý.

– Đổ nhiều mồ hôi ở chân: Điều này thường phổ biến hơn vào mùa hè hoặc khi người bệnh sinh sống ở khu vực khí hậu nóng ẩm.

– Môi trường làm việc: Người thường xuyên tiếp xúc với muối kim loại, đặc biệt là Niken, Coban thường có xu hướng dễ bị tổ đỉa.

– Thực phẩm không phù hợp: Các loại thực phẩm như nghêu, cá, rau xanh, gan, sữa, các loại hạt… thường chứa nhiều Coban và dễ gây ra bệnh tổ đỉa.

Cách điều trị hiệu quả bệnh tổ đỉa ở chân

Để điều trị bệnh tổ đỉa ở chân, đầu tiên người bệnh cần tránh tất cả các yếu tố có thể gây ra bệnh, đặc biệt là môi trường kim loại. Việc điều trị cần dựa theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nhu cầu của người bệnh. Một số cách trị tổ đỉa ở chân như sau:

1. Tránh các tác nhân kích ứng

Người bệnh nên cố gắng tránh tiếp xúc với các yếu yếu có thể gây kích ứng da, ngứa da bao gồm cả xà phòng, dầu gội và các hóa chất gia dụng khác.

– Sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa nhẹ nhàng hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên để tắm, vệ sinh.

– Mang ủng hoặc đồ bảo hộ lao động khi cần tiếp xúc với môi trường kim loại hoặc dung môi.

– Đi giày hoặc dép bất kể bạn ở trong nhà hay ngoài trời. Chọn giày, dép bằng chất liệu mềm, thoáng khí để tránh làm kích ứng hoặc vỡ các mụn nước.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh việc gãi hoặc làm vỡ các mụn nước, đặc biệt là ở lòng bàn chân. Nếu các mụn nước đặc biệt lớn và đau, người bệnh có thể cân nhắc hạn chế di chuyển trong thời gian điều trị để tránh các tổn thương.

2. Chăm sóc tại nhà

Thực hiện các phương pháp xử lý, điều trị tổ đỉa ở chân tại nhà nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng hoặc không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp bao gồm:

– Chườm mát hoặc chườm đá: Người bệnh có thể ngâm chân trong nước mát hoặc bọc một viên đá trong vải mỏng để chườm lên da trong 15 phút để hạn chế các cơn ngứa.

– Sử dụng chất làm mềm da hoặc kem dưỡng ẩm: Sử dụng các sản phẩm này thường xuyên hoặc bất cứ khi nào cảm thấy da bị khô để ngăn chặn kích ứng da và ngứa. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa chân khoảng 3 phút để khóa ẩm cho da.

– Kem Steroid không kê đơn: Thuốc này thường được sử dụng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị. Kem Steroid có thể giảm viêm và hỗ trợ điều trị lành các tổn thương.

Nếu các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm sau 1 tuần tự khắc phục tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có phác đồ điều trị hợp lý.

3. Điều trị y tế

Nếu tình trạng bệnh tổ đỉa ở chân có dấu hiệu nghiêm trọng hơn bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị khác như:

– Ngâm chân trong dung dịch Kali Permanganat loãng (1: 10.000) trong 10 đến 15 phút mỗi lần, mỗi ngày ngâm 1 đến 2 lần, tối đa trong 5 ngày. Liệu pháp này có thể hạn chế tình trạng vỡ mụn nước và lây lan.

– Thuốc kháng Histamine để chống ngứa và an thần. Thuốc thường được chỉ định sử dụng vào ban đêm để giúp người bệnh dễ ngủ hơn.

– Thuốc kháng sinh có thể kê toa nếu người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

– Sử dụng viên uống Steriod hoặc kem Steriod loại mạnh để điều trị cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ sử dụng thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ bởi vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

– Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để cải thiện tình trạng tổ đỉa ở chân nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc di chuyển. Thuốc này được sử dụng khi các loại thuốc khác không có hiệu quả và dưới sự giám sát của bác sĩ. Không tự ý sử dụng hoặc thêm liều thuốc.

– Quang trị liệu bằng tia cực tím có thể kiểm soát và điều trị lành các tổn thương. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến da và làm tăng nguy cơ ung thu da.

MỤC LỤC
Scroll to Top