Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh bạch biến bạn cần biết

Hầu hết chúng ta đều nghe nhắc nhiều về bệnh bạch biến. Đây là loại bệnh da liễu tự miễn xuất hiện ở khoảng 1% dân số thế giới.Chính vì nó không phổ biến nên ít người nhận biết được bạch biến là gì? Và bệnh bạch biến là căn bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất tự tin, mặc cảm với xã hội. Rất nhiều bệnh nhân không hiểu nguyên nhân nào khiến mình bị bệnh bạch biến. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin về nguyên nhân và triệu chứng bệnh bạch biến để mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là một bệnh da mất sắc tố melanin mà không biết rõ nguyên nhân. Tổn thương là những vùng da không có tế bào hắc tố, gây mất hắc tố nhưng không mất cảm giác. Phân bố sang thương thường đối xứng, bệnh khiến lông, tóc da bị bạc màu.

img 05
Biểu hiện của bệnh bạch biến

Những khu vực sang thương bạch biến thường là mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ thiên nhiên, ở niêm mạc, mặt duỗi bàn chân. Bệnh có thể khu trú ở một hay một vài tổn thương nhưng cũng có thể lan tỏa tổn thương rộng hơn, nhiều hơn, hoặc cũng có thể chiếm đến hơn 80% diện tích cơ thể.

Khi bị bệnh da mất sắc tố melanin, do vậy vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng, làm gia tăng nguy cơ ung thư da ở người bệnh, bệnh có thể gây ra những bất thường ở mắt.

Một số nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Bạch biến xảy ra khi các tế bào sắc tố trong da bị hư, khiến da mất đi sắc tố melamin, biến đổi thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng. Cơ chế gây bệnh khá phức tạp, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được giải thích rõ, có thể liên quan đến một số yếu tố:

– Bệnh nhân quá căng thẳng với một số lí do như công việc, về tình cảm, xúc động mạnh, chấn thương thể chất.

– Một số tác nhân hóa học như phenol, catfechin, thiol…

– Bạch biến rất dễ xảy ra với những người mắc bệnh khác như rối loạn chức năng tuyến giáp, chức năng gan, thiếu máu ác tính, viêm màng não vô khuẩn, đái tháo đường…

– Quá trình tự miễn khiến các tế bào sinh sắc tố (tế bào sắc tố) bị phá hủy

– Cơ chế tự phá hủy enzym, gây rối loạn hoạt động thần kinh.

– Ngoài ra còn do các yếu tố di truyền, bởi trong khoảng 30% bệnh nhân bạch biến có người thân trong gia đình mắc bệnh.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, không phân giới tính hay chủng tộc, số lượng người bị bệnh chiếm tỉ lệ 1% – 2% dân số thế giới.

Dấu hiệu của bệnh bạch biến

Theo các bác sĩ chuyên gia cho biết, dấu hiệu đặc trưng của bệnh thể hiện trên da như sau:

 –   Xuất hiện những mảng màu da trắng sữa phân bố rải rác trên cơ thể, không có kích thước và hình dạng thống nhất, bờ ranh giới với vùng da thường phân chia rõ ràng, đôi khi có màu sẫm hoặc đốm nâu. 

  –   Mặt da bị bạch biến phẳng mịn sờ vào như da thường, không viêm nhiễm, không dày sừng đóng vảy, tuy nhiên nếu soi trên đèn y tế chuyên dụng thì thấy sắc tố melanin bị mất đi.

–   Khởi đầu của bệnh có thể chỉ là một vùng bạch biến nhỏ khu trú ở những nơi da thường hở ra như mắt, miệng, tay, chân. Sau đó những vết bạch biến sẽ tiếp tục lan rộng hình thành bạch biến lan tỏa, đối xứng ở cả hai bên cơ thể và xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như: đùi, mông, ngực, cơ quan sinh dục ngoài…

  –   Lông và tóc mọc ở vùng da bạch biến cũng sẽ biến thành màu trắng giống như người bạch tạng.

  –   Bệnh phát triển không theo quy luật nhất định, rất khó nắm bắt và thường là mạn tính dai dẳng, thường tăng lên vào mùa hè và giảm đi vào mùa đông. Có một số trường hợp bạch biến sẽ cố định không lây lan hoặc khỏi hẳn nhưng rất hiếm.

  –   Ngoài ra, biểu hiện bệnh bạch biến còn xuất hiện ở những vùng quanh các hốc tự nhiên hoặc chỗ xương lồi ra (mắt cá, đầu gối, cùi chỏ, gai chậu), xuất hiện quanh những nốt ruồi trên cơ thể.

Bị bệnh bạch biến thì phải làm sao?

 Tuy rằng bạch biến không gây thương tổn nghiêm trọng và nhiều người có thể chung sống với căn bệnh này suốt đời. Tuy nhiên, bệnh lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến cho nhiều người tự ti mặc cảm, ngại giao tiếp.

Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất bệnh nhân nên đi khám chứa sớm nhất có thể, trước khi bệnh lây lan nhanh trên da và tạo ra những mảng sang thương lớn. 

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chú ý đến thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống của mình, hạn chế uống rượu bia, dùng chất kích thích và ăn những loại thức ăn như lúa mì lúa mạch.

 Khi đi ra đường, cần phải được che chắn một cách kỹ càng để tránh ánh nắng mặt trời, vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát.

MỤC LỤC
Scroll to Top