Bệnh á sừng ở chân: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh á sừng ở chân là một bệnh phổ biến tại nước ta, vì thế khi hiểu rõ về bệnh không những có cách điều trị hiệu quả mà còn giúp phòng tránh bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết nhất thế nào là bệnh á sừng ở chân, triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách trị và phòng tránh.

á sừng ở chân

Triệu chứng của bệnh á sừng ở chân

Theo chuyên gia bệnh da liễu của phòng khám đa khoa Bắc Việt cho biết, á sừng là hiện tượng bong da của tế bào sừng một cách vội vã. Hay nói cách khác bình thường tế bào sừng bong ra không có nhân nhưng ở hiện tượng á sừng, tế bào sừng bong ra vẫn còn nhân hoặc có dáng dấp của nhân. Lớp sừng chuyển hóa dở dang đó được gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng.

Hiện tượng á sừng là biểu hiện của nhiều bệnh ngoài da phổ biến ở lòng bàn chân và các ngón chân. Biểu hiện gồm có:

– Đỏ da

– Khô da

– Nứt da

– Vảy bong không hết

– Nếu bóc vảy sẽ gây chảy máu

– Về mùa đông bệnh sẽ nặng hơn như dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón còn được gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.

– Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy và đau rát.

Nguyên nhân của bệnh á sừng ở chân

Theo chuyên trang bệnh da liễu của phòng khám đa khoa Bắc Việt, á sừng liên quan đến việc giảm dầu trên bề mặt da. Trong đó, môi trường và điều kiện sống là hai trong nhiều yếu tố tác động trực tiếp dẫn đến tình trạng khô da, á sừng. Cụ thể những thói quen, môi trường được xem là nguyên nhân khiến bệnh á sừng ở chân khởi phát và nặng hơn gồm có:

– Làm sạch da thái quá bằng cách chà xát khiến da mất độ ẩm, tổn thương.

– Tắm, ngâm chân với nước quá nóng.

– Sấy khô chân mạnh

– Sống trong khu vực có độ ẩm thấp, mùa đông lạnh và khô.

– Lạm dụng điều hòa, lò sưởi trong nhà và nơi làm việc.

– Không uống đủ nước.

– Để chân trần tiếp xúc với hóa chất.

Cách điều trị bệnh á sừng ở chân

Nguyên tắc điều trị á sừng làm giảm các triệu chứng trên da bao gồm dưỡng ẩm, bổ sung nước và đồng thời phòng tránh căn nguyên.

Các loại kem dưỡng ẩm có hiệu quả hơn khi kem có chứa các thành phần axit lactic, urê, nước hoặc kết hợp cả hai. Khi bị ngứa có thể sử dụng một số loại thuô’c tại chỗ.

Kết hợp với các phương pháp điều trị tự nhiên như tinh dầu dầu dừa để giữ ẩm, giảm ngứa.

2. Dùng thuốc bôi tại chỗ

Phương pháp điều trị bệnh á sừng ở chân bằng thuốc tây được các chuyên gia da liễu khuyên dùng hiện nay là dùng các thuô’c bôi kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuô’c chống nấm nếu vùng da bị bệnh nhiễm nấm. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng sinh histamin.

– Dùng thuô’c bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm chứa steroid…,

– Sử dụng các loại kem các dưỡng da để tăng độ ẩm cho da, làm mềm mịn da nhằm thay thế, hạn chế tác dụng của các corticoid.

Lưu ý khi bị á sừng ở chân

Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhất là vào mùa đông để giúp da mềm, giảm tình trạng bong tróc và nứt nẻ.

Hạn chế sử dụng các thuốc chứa corticoid.

Luôn nhớ, đeo gang chân mỗi khi đi ra ngoài vào mùa đông.

Tránh bóc vảy da, chọc chế các mụn nước, chà xát kỳ cọ quá mạnh làm vỡ mụn nước, xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn.

Chú ý giữ khô kẽ ngón chân.

Tăng cường ăn rau quả tươi: Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu.

Không ngâm chân với nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào ra làm da càng khô, nứt sẽ rộng và sâu hơn. Bên cạnh đó, người bị á sừng cần thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ niken và đồ thuộc da như giày dép da.

MỤC LỤC
Scroll to Top