Thế nào là rong kinh ở nữ giới

Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh của chị em phụ nữ bị kéo dài bất thường, số ngày ra máu kinh trên 7 ngày đó chính là hiện tượng rong kinh. Bị rong kinh là do tuổi tác, dùng thuốc tránh thai hoặc bị bệnh phụ khoa… Rong kinh sẽ gây tổn hại sức khỏe, tâm lý, khó thụ thai và dễ bị viêm nhiễm.

Rong kinh bao gồm rong kinh cơ năng (do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và rối loạn đông máu) và rong kinh thực thể (do có tổn thương ở cổ tử cung và buồng trứng), thường lượng máu kinh sẽ mất nhiều hơn 80ml.

Chị em phụ nữ cần hiểu một cách rõ ràng về hiện tượng rong kinh để có được những nhận thức đúng đắn, tránh những nhầm lẫn gây hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe sinh sản.

Thế nào là rong kinh?

Kỳ kinh bình thường có đặc điểm như sau:

  • Một chu kỳ thường kéo dài 28 ngày.
  • Mỗi lần, kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 4 đến 5 ngày là hết.
  • Lượng máu trung bình: 30 – 45ml/ chu kỳ.

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt không đều của chị em phụ nữ, được chia làm 2 tình trạng là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Lượng máu mất trong mỗi chu kỳ thường nhiều hơn 80ml.

Rong kinh cơ năng: Là hiện tượng chu kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày có lượng máu ra nhiều vượt quá mức bình thường nhưng không do các tổn thương của cơ quan bên trong mà là do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và rối loạn đông máu.

Rong kinh thực thể: Là hiện tượng xảy ra khi chu kì kinh nguyệt kéo dài gây nên bởi những tổn thương ở cổ tử cung và buồng trứng như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

rong kinh 7
Thế nào là rong kinh?

Nguyên nhân gây rong kinh

  • Tuổi dậy thì: Khi bắt đầu có kinh nguyệt thi trong hai năm đầu tiên, các bạn gái sẽ có vòng kinh không đều vì không xảy ra hiện tượng phóng noãn, buồng trứng hoạt động không bình thường.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Giai đoạn này thường xuất hiện ở phụ nữ ngoài 45 tuổi. Cơ thể họ có sự thay đổi đột ngột về lượng estrogen khiến cho kinh nguyệt kéo dài.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Đối với những người phụ nữ có thể trạng yếu, sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ dẫn tới hiện tượng rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh…
  • Sau sinh nở: Phụ nữ dễ mắc các chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
  • Phá thai không an toàn nên viêm nhiễm ở tử cung, cổ tử cung, âm đạo… gây ra rong kinh.
  • Do mắc bệnh phụ khoa: Viêm nhiễm, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, các bệnh ung thư tử cung, cổ tử cung, nội mạc tử cung…

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
  • Máu không đông
  • Ra nhiều máu vào những ngày gần cuối, máu không có cục
  • Đau bụng kinh dữ dội(đau bụng dưới)
  • Cảm thấy mệt mỏi, đau lưng
  • Hơi thở ngắn và thở dốc
  • Ngoài ra, người bị rong kinh còn có thể có biểu hiện của bệnh thiếu máu nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.

live chat pk

Trên đây là những thông tin giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về tình trạng rong kinh. Nhận biết rong kinh sớm để có những giải pháp điều trị phù hợp, hạn chế những nguy hại mà bệnh có thể gây ra. Đặc biệt, rong kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nên chị em phụ nữ cần lưu ý khi nhận thấy những biểu hiện như trên. Nếu còn thắc mắc gì về rong kinh các bạn có thể trò chuyện với bác sỹ của phòng khám đa khoa Bắc Việt để được giải đáp những thắc mắc, hotline tư vấn 0385.990.114

MỤC LỤC
Scroll to Top