Cách nhận biết bệnh vảy cá

Bệnh vảy cá là một bệnh lý của da biểu hiện bằng da khô như vảy cá.Là bệnh dị dạng của da, có tính chất gia đình, di truyền xuất hiện sớm trong những tháng đầu hoặc năm đầu sau đẻ,cũng có khi được 2-3 tuổi. Bệnh cũng có xuất hiện ở tuổi trưởng thành và tồn tại suốt đời. 

Nguồn gốc bệnh vảy cá

tien
Nguồn gốc của bệnh da vảy cá là gì?

Da vảy cá gặp ở mọi chủng tộc và ở cả hai phái. Bệnh da vảy cá di truyền gặp khá thường xuyên. Tỉ lệ khoảng 1 trên 250 trẻ em có thể bị bệnh da vảy cá di truyền. Ngược lại, bệnh da vảy mắc phải khá hiếm gặp và hầu như chỉ thấy ở người lớn. 

Đối với bệnh da vảy cá di truyền, thường thì ít nhất một trong hai người thân sinh ra bệnh nhân cũng bị da khô có vảy lúc còn bé. Bệnh di truyền theo gen trội , nghĩa là mỗi trẻ từ cha mẹ bị bệnh có 50% nguy cơ bị bệnh da vảy cá.

Một số biểu hiện bệnh vảy cá

Biểu hiện lâm sàng của căn bệnh di truyền này là da khô, có vảy, nứt nẻ. Ở mức độ nhẹ, trên da chân xuất hiện những vảy nhỏ trông như bột, dính chặt. Nếu bệnh nặng hơn, ở mặt dưới tứ chi và thân (nhất là lưng) sẽ có những vảy đa giác đường kính 0,5-1 cm, màu nâu, vàng nhẹ hoặc trắng đục, dính chặt, bờ hơi tróc khỏi mặt da. Vảy cá có thể kèm theo các biểu hiện của dị ứng như chàm – eczema, mề đay, suyễn. Bệnh thường giảm bớt khi nắng ấm.

– Nếu nhẹ, da khô ráp, róc vảy mỏng (da mốc), nhất là về mùa đông.

– Nếu nặng thì toàn thân da khô ráp, nổi vảy hình tròn hoặc hình trám, giữa các khe ngang dọc như da rắn, màu nâu xám.

– Triệu chứng rõ nhất là ở vùng da dày như lưng, mông, mặt ngoài các chi. Vùng da mỏng như nách, bẹn, khuỷu tay chân, cổ mặt… thường không bị.

– Chức năng tiết mồ hôi và chất nhờn trên da giảm rõ rệt so với người bình thường.

– Những hôm trời lạnh, da mặt, rìa lòng bàn tay chân thường bị nẻ. Một số vùng do gãi, chà xát mạnh dễ bị xây xước, nhiễm khuẩn thứ phát, nổi mụn nhọt, chốc lở, do sức đề kháng của da vốn đã suy giảm.

Hiện nay, bệnh được chia làm 2 loại: vảy cá thực sự và các trạng thái bệnh vảy cá bẩm sinh.

vay ca 1
Biểu hiện của bệnh vảy cá

 Vảy cá thực sự

Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ có biểu hiện khô da. Nếu bệnh nặng, da lòng bàn tay, bàn chân người bệnh khô, các đường gấp chỉ nổi rõ. Da mặt ít bị hơn, chỉ hơi khô, da đầu giống như vảy phấn. Vị trí tổn thương hay gặp nhất là ở mặt ngoài chân và tay, thường bị đối xứng cả hai bên. Tổn thương là vảy dày, da khô và thô ráp, vảy khô và dính, màu trắng bạc hoặc màu nâu, da không đỏ, không chảy nước, lớp thượng bì nứt ra thành vảy giống như vảy cá. Các vị trí như nách, bẹn, kẽ tay, kẽ chân… không bị tổn thương. Móng tay, móng chân thì bình thường nhưng cũng có khi khô, dễ gãy, lông ít, tóc khô và thưa.

Người bệnh có thể bị mắc một số bệnh ngoài da khác do sức chống đỡ của da kém. Bệnh kéo dài suốt đời, bệnh nặng lúc bé và tuổi già, giảm đi ở tuổi dậy thì. Mùa nóng bệnh đỡ hơn, có khi ra nắng bệnh lại giảm bớt.

Các trạng thái bệnh vảy cá bẩm sinh

Bệnh này xuất hiện ngay sau đẻ, thể nặng (u sừng ác tính) thường dẫn đến tử vong, thể nhẹ giống như vảy cá thực sự.

– U sừng ác tính: Bệnh này ít gặp, đứa trẻ bị bệnh thường đẻ thiếu tháng, trẻ không sống được. Lớp da dày làm cơ thể không cử động được, chân tay phù nề, mặt sưng to, mi mắt lộn ngược, mắt chỉ thấy khối con ngươi, môi nứt nẻ. Toàn bộ da dày, cứng, bên trên có một lớp vảy da khô, trên da là những vết nứt sâu, kèm theo các dị dạng khác. Đứa trẻ chết rất nhanh.

– Đỏ da dạng vảy cá bẩm sinh: Xuất hiện ngay từ khi đẻ, tổn thương ở các kẽ và lòng bàn tay, bàn chân, có thể gặp ở cả nách, bẹn. Da đỏ sẫm toàn thân hoặc đỏ da kín đáo. Da dày làm co kéo, biến dạng, vảy lớn, có khi cả đám xùi ở lưng, rốn… Da cứng làm cho cử động khó khăn. Bệnh có thể kéo dài đến lớn, một số bị tử vong ngay từ bé. Bệnh có thể giảm hoặc nặng lên nhưng không khỏi hoàn toàn.

 Các vị trí thường bị tổn thương nhất do bệnh vảy cá gồm:

– Mặt trước cẳng chân (mặt duỗi) 

– Mặt sau tay (mặt duỗi) 

– Da đầu 

– Lưng 

– Trán và má, đặc biệt ở trẻ nhỏ

Các vị trí trên cơ thể sau đây thường ít bị tổn thương hơn

– Mặt 

– Phía trước cổ 

– Bụng 

– Các nếp xếp ở trước cẳng tay (mặt gấp của cẳng tay) 

– Nếp xếp sau gối (mặt gấp của cẳng chân)

Các vảy trong bệnh ichthyosis vulgaris có kích thước từ 1–10 mm và có màu sắc từ trắng đến xám hoặc nâu. Vảy sẽ đậm hơn ở những người có da sậm màu. Chân thường bị nhiều hơn tay. Các rãnh ở lòng bàn tay và lòng bàn chân thường hằn rõ và nứt khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên bệnh sẽ bớt khi khí hậu ấm và ẩm hơn.

Điều trị bệnh vảy cá ở đâu uy tín, chất lượng?

doi ngu y bac si tai phong kham
Đội ngũ y bác sĩ của phòng khám đa khoa Bắc Việt

Nếu người bệnh còn băn khoăn khi tìm hiểu, lựa chọn cơ sở y tế uy tín thực hiện thăm khám và điều trị bệnh vảy da cá thì có thể tham khảo phòng khám đa khoa Bắc Việt tại số 73 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Bởi phòng khám được đông đảo người bệnh đánh giá cao về chất lượng dịch vụ thăm khám, thái độ phục vụ thân thiện, nhiệt tình.

Đến với phòng khám đa khoa Bắc Việt các bạn không phải lo lắng vấn đề chen chúc lấy số xếp hàng như những bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội. Phòng khám làm việc áp dụng công nghệ đặt lịch hẹn tư vấn thăm khám qua mạng nên hạn chế được tình trạng chen chúc kể trên. Hơn nữa, có nhiều vấn đề bệnh tình khó nói người bệnh cũng có thể chat trực tiếp với bác sĩ tư vấn để nhận được những giải đáp và lời khuyên hữu ích.

Phòng khám đa khoa Bắc Việt có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao thực hiện thăm khám theo quy trình 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân – 1 y tá giúp cho quá trình điều trị xuyên suốt, tiết kiệm thời gian thăm khám và làm thủ tục ngoài lề.

Với đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chu đáo, người bệnh sẽ có những trải nghiệm thoải mái, an tâm khi thực hiện thăm khám tại đây.

Nếu còn vấn đề nào thắc mắc cần giải đáp về bệnh vảy da cá các bạn có thể gọi trực tiếp đến hotline 0385.990.114 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chu đáo, tận tình hơn nữa nhé.

MỤC LỤC
Scroll to Top