Nguyên nhân gây ban xuất huyết và cách điều trị

Ban xuất huyết là hiện tượng thoát mạch của hồng cầu vào tổ chức dưới da, dưới niêm mạc. Nó xảy ra một cách tự phát và biến mất trong vài ngày thường không để lại di chứng. Tuy nhiên, khi chưa biết rõ nguyên nhân gây ban xuất huyết người bệnh sẽ chủ quan mà k ngờ đó là dấu hiệu cảnh báo của 1 bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ban xuất huyết và cách điều trị như nào nhé.

Nguyên nhân gây ban xuất huyết

Ban xuất huyết hay xuất huyết dưới da là sự xuất hiện tự nhiên (không do chấn thương) ở ngoài da của các thương tổn có màu đỏ, không biến mất dưới kính đè do hồng cầu xuyên qua thành mạch. Những đốm xuất huyết này cũng có thể nằm ở trên các cơ quan hay niêm mạc (niêm mạc miệng).

Ban xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị vỡ, khiến máu tụ lại dưới da, các vết xuất huyết này có kích thước từ nhỏ cho tới những mảng lớn. Ban xuất huyết thường là lành tính nhưng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng như rối loạn đông máu.

ban xuat huyet 2
Nguyên nhân gây ban xuất huyết

Tình trạng giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết và bầm tím bất thường. Đây có thể là một bệnh di truyền hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

– Cấy ghép tủy xương

– Ung thư

– Hóa trị

– Cấy ghép tế bào gốc

– Nhiễm HIV

– Mất cân bằng nội tiết tố

Tác dụng phụ của một số thuốc

Bạn nên đi khám ngay nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào trên da.

Nguyên nhân gây ban xuất huyết

Có 2 dạng ban xuất huyết: ban xuất huyết không giảm tiểu cầu và ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Những nguyên nhân có thể gây ban xuất huyết không giảm tiểu cầu:

– Rối loạn đông máu

– Một số căn bệnh bẩm sinh mắc phải khi sinh hoặc trước khi sinh như rubella, nhiễm virus

– Sử dụng một số thuốc như steroid và thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu

– Thành mạch yếu

– Viêm mạch máu

– Bệnh Scorbut do thiếu hụt vitamin C

Một số nguyên nhân gây ban xuất huyết giảm tiểu cầu:

– Một số thuốc ngăn cản sự hình thành của tiểu cầu

– Do truyền máu

– Rối loạn miễn dịch như ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát

– Nhiễm trùng huyết

Bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện trên da để chẩn đoán xem bạn có bị ban xuất huyết hay không. Bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử gia đình và tiền sử bệnh, ví dụ như thời điểm ban bắt đầu xuất hiện. Bác sĩ cũng có thể làm sinh thiết da kèm với xét nghiệm đếm tế bào máu.

Những xét nghiệm trên có thể giúp đánh giá liệu tình trạng xuất huyết của bạn có phải là do mắc một căn bệnh nghiêm trọng nào đó như rối loạn tiểu cầu hay rối loạn về máu hay không. Đếm số lượng tiểu cầu có thể giúp xác nhận nguyên nhân gây ra ban xuất huyết và giúp bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Ban xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em có thể xuất hiện ban xuất huyết sau khi bị nhiễm virus và thường sẽ tự hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị. Phần lớn trẻ em bị mắc xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ hồi phục trong vòng vài tháng sau khi khởi phát bệnh. Tuy nhiên đối với người lớn, ban xuất huyết thường là mạn tính và cần phải điều trị để kiểm soát triệu chứng và duy trì số lượng tiểu cầu ở mức độ ổn định.

Điều trị bệnh ban xuất huyết như nào?

Biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ban xuất huyết. Người lớn được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu nhẹ có thể tự hồi phục.

Bạn chỉ cần phải điều trị khi ban xuất huyết không thể tự khỏi. Quá trình điều trị bao gồm sử dụng thuốc và đôi khi cần phẫu thuật cắt bỏ lá lách. Trong quá trình điều trị cần ngừng sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu như thuốc kháng viêm, thuốc chống đông…

Nếu thuốc điều trị không có hiệu quả đối với ban xuất huyết, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ lách. Loại bỏ lách là biện pháp giúp tăng nhanh số lượng tiểu cầu. Nguyên nhân là do lách là cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hủy tiểu cầu.

Tuy nhiên, cắt bỏ lách không phải là biện pháp có thể áp dụng với tất cả mọi người. Phẫu thuật này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi số lượng tiểu cầu để xác định xem liệu pháp điều trị có hiệu quả hay không. Họ có thể thay đổi phương pháp điều trị tùy theo hiệu quả của nó.

Tiên lượng điều trị đối với ban xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị, xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu nặng ở một số bộ phận cơ thể. Xuất huyết ở não bộ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những bệnh nhân được điều trị sớm hoặc chỉ bị nhẹ thường hồi phục như cũ. Tuy nhiên, ban xuất huyết cũng có thể tiến triển thành mãn tính trong trường hợp nặng hoặc nếu không được điều trị kịp thời.

Chung sống với ban xuất huyết

Đôi khi, ban xuất huyết không thể được điều trị như mong muốn. Một số loại thuốc và hoạt động có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Để giảm thiểu nguy cơ tiến triển bệnh, bạn nên tránh sử dụng các thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu. Bạn cũng chỉ nên tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng, ít tương tác để giảm nguy cơ chấn thương, bầm tím và chảy máu.

MỤC LỤC
Scroll to Top